CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Giá: Liên Hệ
CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Trống là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, nó quyết định khá nhiều về nhịp nhạc,
làm cho nhạc sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho nhạc.
Nhiều bài nhạc chỉ cần trống thôi cũng đủ tạo nên bản nhạc.
Trống thường to và tròn, cân đối, trống được chia làm ba phần:
mặt trống, thân trống và đế trống.
Để tạo ra âm thanh người ta có thể dùng ngón tay hoặc dùng dùi trống.
Trống là nhạc cụ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới và
thiết kế của nó về cơ bản vẫn hầu như không thay đổi trong hàng ngàn năm.
Một bộ trống hoàn chỉnh thường có những dụng cụ sau như trống cái
có nhiệm vụ âm chính trong bộ.
Những cái trống khác được gọi là trống con và chúng được cấu tạo khác nhau
về bên ngoài với âm vực thấp và vừa.
Thường trong một dàn trống có cả trống bongo,
timpani và cymbol tạo tiếng kim loại mà hay được gọi là não bạt hay chũm chọe.
- CÁCH SỬ DỤNG:
Trống thường được chơi bằng cách đánh bằng tay,
hoặc với một hoặc hai dùi trống.
Trong nhiều nền văn hóa truyền thống, trống có chức năng biểu tượng và
được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Trống thường được sử dụng trong liệu pháp âm nhạc,
đặc biệt là trống tay, vì bản chất xúc giác của chúng và khả năng dễ sử dụng.
Trong âm nhạc phổ thông, “trống” thường dùng để chỉ một bộ trống
với một số chũm chọe, còn “tay trống” là để chỉ người chơi chúng.
Trống thậm chí được coi là biểu tượng của Chúa trời ở những nơi như Burundi,
tại đó trống ”karyenda” là một biểu tượng về sức mạnh của nhà vua.
-LỊCH SỬ:
Trống là nhạc cụ xuất hiện sớm nhất, từ những lúc còn sơ khai,
người xưa đã biết làm trống để tạo nên âm thanh có nhịp điệu đầu tiên trong lịch sử, trống ngày xưa chỉ là một cái thùng rỗng và được phủ lớp da cứng và
căng để tạo âm thanh.
Trống được làm từ da cá sấu được tìm thấy ở Trung Quốc,
khoảng giai đoạn 5500–2350 TCN.
Trong các ghi chép, trống được dùng trong các nghi lễ để tạo không khí thần thánh.
Trống đồng Đông Sơn được chế tác từ văn hóa Đông Sơn thời đại đồ đồng ở phía Bắc
Việt Nam, bao gồm cả trống Ngọc Lũ I được trang trí tỉ mỉ hơn.
Trống luôn được sử dụng trong các lễ hội của các dân tộc thiểu số và
dân Việt Nam dùng trống để khích lệ quân lính trước khi ra trận cũng như huấn luyện binh.
–CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM:
- Trống cái,
- Trống lễ hội,
- Trống trường học,
- Trống múa lân,
- Trống cơm,
- Trống đế, trống chầu,
- Trống chùa bát nhã,
- Trống chiến,
- Trống đồng ,
- Trống khẩu,
- Trống chầu hát văn,
- Trống giáo xứ nhà thờ,
- Trống nhà thờ họ,
- Trống hội làng,
- Trống đám ma,
Các loại trống dân gian Việt Nam
Từ xa xưa trống là một loại nhạc cụ dùng trong lễ hội hay đơn giản chỉ là
một công cụ báo hiệu cho dân làng hoặc dùng để báo hiệu những tiết học.
Ngày nay trống vẫn còn là một công cụ rất hữu ích trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Việt Nam.
Hôm nay, Phong Vân xin giới thiệu cho các bạn biết về một vài loại trống của các dân tộc Việt Nam.
Trống đất
Theo các nhà khoa học thì đây là một loại nhạc cụ có từ rất sớm,
là thủy tổ của những loại trống đang có.
Theo truyền thuyết một trong các Vua Hùng sau khi thắng giặc,
trên đường về đã cho quân sĩ hạ trại tại xã Tân Lập để khao quân, ăn mừng chiến thắng.
Trong quá trình đào đất, chôn cọc dựng trại,
Đức Vua nằm nghỉ áp tai xuống mặt đất nghe được âm thanh của tiếng đào đất chôn cọc “thình thình”
dội lại thật lạ tai nên nhà vua đã nghĩ tới việc làm Trống Đất.
Từ đó Trống Đất đã trở thành nhạc cụ cho ngày hội ăn mừng khao quân thắng trận.
Âm thanh của “Trống Đất” phụ thuộc vào độ kín của mặt trống,
độ căng của sợi dây cũng như đường kính, độ dài của sợi dây và chiều rộng, chiều sâu của hố đất.
Độ mịn, quánh, dẻo của đất cũng có tác động lên âm thanh của trống.
Hai chiếc que buộc với sợi sắn rừng có chức năng của một cần âm thanh.
Người diễn tấu trống dùng 2 đũa tre gõ lên sợi dây lạt truyền qua mặt trống xuống đất.
Những âm thanh trầm bổng được vang lên có lúc âm rền như công-tơ-bát.
Nếu người diễn tấu dùng một tay vít vào cần âm thanh thì tiếng trống có độ ngân dài như tiếng đàn bầu, nếu chặn ngón tay vào dây, tiếng trống sẽ khô và đanh hơn.
Ngoài ra, người chơi trống có thể tạo ra các âm thanh như tiếng vó ngựa dồn dập bay về báo tin thắng trận, có lúc như tiếng quân reo náo động.
Theo lời các nghệ nhân địa phương, trước đây, trong những ngày lễ hội “Trống Đất” được kết hợp với các loại nhạc cụ dân tộc khác để đệm cho hát giang, hát ví của dân tộc Mường.
Hiện nay, vị trí của “trống đất”, một nhạc cụ dân dã, tại các buổi lễ hội có phần lu mờ trước sự lấn át của các loại nhạc cụ khác, hiện đại hơn.
Trống Cơm
Trống Cơm – nhạc cụ họ màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt. Được gọi là “Trống Cơm” vì trước khi sử dụng, nhạc công dùng cơm nóng nghiền nhuyễn gắn vào mặt trống để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Thân Trống Cơm có hình ống, hai đầu hơi múp, được làm từ một khúc gỗ khoét rỗng dài khoảng 56 – 60 cm. Đường kính hai mặt khoảng 15 – 17cm, bịt bằng da trâu hoặc da bò, mặt trầm gọi là “mặt thổ”, mặt cao là “mặt kim”. Một hệ thống dây chằng bằng da hoặc mây gọi là dây xạ có tác dụng làm cǎng, trùng hai mặt trống. Là nhạc cụ hòa tấu, được dùng trong nghi lễ phong tục và dàn nhạc chèo, âm thanh trống cơm trầm, vang, hơi đục.
Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc người Chǎm Ninh Thuận, Bình Thuận.
Trống chỉ có một mặt, đường kính khoảng 45 – 50cm, bịt bằng da hoẵng hoặc da dê. Tang trống liền làm từ gỗ lim hoặc gỗ cà chỉ cao khoảng 9cm. Mặt trống được cǎng bằng hai đai tròn làm từ một đoạn mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo nhau để cǎng mặt trống. Từ giữa tang đến vành phía dưới là những con nêm để cǎng trống khi bị trùng.
Người đánh trống Paranưng được gọi là “ông thầy vỗ”, vì khi diễn tấu, trống được đặt ở trước bụng, rồi sử dụng các ngón của hai bàn tay vỗ (chứ không dùng dùi) vào những vị trí khác nhau trên mặt trống tạo các âm có mầu sắc: Tìn ; Tin; Tắc.
– Tìn: Dùng các đầu ngón tay phải khép lại, vỗ vào mặt trống cách vành khoảng 12cm, rút tay lên ngay tạo âm vang rền.
– Tin (hoặc tâm): Dùng các đầu ngón tay phải mở ra vỗ vào mặt trống cách vành 5-6cm, rút tay lên ngay tạo âm cao hơn Tìn.
– Tắc: Dùng các đầu ngón tay trái khép lại vỗ vào mặt trống cách vành 5 – 6cm, nhưng ấn giữ nguyên tạo âm ngắt và đục.
Paranưng có chức nǎng vỗ nhịp đệm cho hát, hòa cùng nó thường là kèn Xaranai và trống Ghì Nằng. Người sử dụng Paranưng là ông Mư tuồn chủ lễ, có lẽ vì thế trống Paranưng trở thành một nhạc cụ quan trọng trong lễ hội của dân tộc Chǎm.
Trống Đế là nhạc khí gõ, họ màng rung của dân tộc Việt. Đúng như tên gọi, Trống Đế làm nhiệm vụ đế, có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát. Trống Đế có hai mặt hình tròn, đường kính khoảng 15cm, bưng bằng da nách của con trâu. Những nghệ nhân làm trống cho rằng da nách mỏng, dai và bền, đủ sức chịu đựng độ cǎng mặt trống. Tang trống cao khoảng 18cm, khoét từ một khúc gỗ mít (gọi là tang liền). Dùi trống làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 25cm, một đầu to, một đầu nhỏ.
Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:
– Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, ròn.
– Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
– Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh.
Kỹ thuật diễn tấu:
– Ngón vê: Hai tay thay đổi nhau gõ thật nhanh và liên tục hai bên tang trống và trên mặt trống.
– Ngón nóc: Hai tay thay đổi gõ nhanh vào tang trống, nhưng thường là nǎm tiếng một, tiếng sau cùng có độ ngân bằng bốn tiếng đầu.
Trống Đế có ở Việt Nam từ lâu đời. Trống được coi là nhạc khí gõ cao âm quan trọng, không thể thiếu trong sân khấu chèo truyền thống. Ngoài ra, trống cũng được dùng trong một vài thể loại ca nhạc dân tộc khác như: ca trù, chầu vǎn… Nhưng không phổ biến.
CÁC LOẠI TRỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM