Chuông chùa Thiên Mụ
Giá: Liên Hệ
Chuông chùa Thiên Mụ
Chuông chùa Thiên Mụ
Chuông chùa Thiên Mụ hay còn gọi là đại hồng chung chùa Thiên Mụ:
Chuông chùa Thiên Mụ
Chất liệu: đồng
Kích thước: Cao 240 cm (thân cao: 188 cm; quai cao: 52 cm); Đường kính miệng: 140 cm; Đường kính thân: 114,6 cm
Trọng lượng: 3285 cân (đơn vị thời chúa Nguyễn) tương đương với 1985,8 kg
Niên đại: 1710
Nguồn gốc, xuất xứ: Được khắc trên chuôn: “Quốc chúa nước Đại Việt là Nguyễn Phúc Chu truyền thừa đời thứ 30 của Tào Động thượng chánh tông, pháp danh Hưng Long, đúc hồng chung nặng 3285 cân, nhập vào thiền tự Thiên Mụ do Chúa xây dựng để vĩnh viễn cúng dường Tam bảo.”
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ có hình dáng cân đối, hoa văn trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét.
Phần quai của chuông là hình con bồ lao 2 đầu quay ra 2 phía, 4 chân trước của bồ lao được gắn với đỉnh chuông. Thân bồ lao uốn cong lại, trên lưng có một bông sen. Mắt, râu, vi, kỳ lưng và chân của bồ lao đều được chạm khắc rất tinh vi.
Thân đại hồng chung được trang trí với nhiều motif hoa văn biểu thị cho tính tổng hợp và siêu nghiệm của triết lý Đông phương. Chính giữa đỉnh chuông là một lỗ tròn nhỏ để giảm bớt sức ép của âm thanh mỗi khi đánh chuông, tránh rạn vỡ thân chuông do tác động của âm thanh gây ra. Từ phần chân con bồ lao trở xuống, có nhiều đường tròn nhỏ, thanh mảnh, bao quanh vai chuông, phân chia phần thân chuông thành nhiều phần khác nhau.
Phần vai chuông kế tiếp rộng 10 cm, được trang trí bởi 4 hình rồng và 4 hình chim phụng xen kẽ với nhau. Mỗi hình rồng có độ dài 3 cm và cứ cách một khoảng 7 cm là hình chim phụng dài 3 cm. Các hình rồng tạo thành 2 cặp theo motif “lưỡng long triều nguyệt”, rồng có 5 móng với tư thế rất sinh động. Đuôi chim có 3 nhánh uốn lượn giống như dải lá, kéo từ thân chim ra sau dài hơn 2 cm; 2 chân chim xuôi về đằng sau, uốn lượn theo hình lông đuôi. Hai cánh chim giang rộng, cổ và đầu chim uốn cong, hướng về phía trước như tư thế đang bay. 4 con chim phụng cũng được bố trí thành 2 cặp quay đầu vào nhau.
Phần than chuông ở ngay bên dưới vành trang trí rồng phụng ở vai, được chia thành 4 nhóm trang trí với những đường gờ song song nhau. Những nhóm gờ nổi này tạo thành các ô hình chữ nhật, có kích thước 7,2cm x 3,9cm. Góc trên của mỗi ô trang trí hoa văn hình mây, ở giữa khắc 2 chữ “Thọ”, kiểu chữ triện, rất lớn. Quanh 4 ô này có 8 chữ “Thọ” được thể hiện theo 8 kiểu khác nhau. Dưới các chữ “Thọ” là hồi văn “cửu ngũ” rộng 10 cm.
Phần chính thân chuông có những đường gờ chia thân chuông thành 4 ô đều nhau. Mỗi ô có kích thước 7cm x 6cm. Giữa của mỗi ô có đúc nổi 4 chữ Hán lớn. Xung quanh 4 chữ Hán này là những chữ Hán nhỏ hơn, theo kiểu chữ chân, được khắc chìm quanh đường viền của 4 đại tự.
Dưới phần khắc chữ này là một dải rộng 18 cm, tạo bởi 6 đường gờ nổi nhỏ song song bao quanh thân chuông, nối liền với bốn núm lớn (đường kính 20 cm), là nơi đánh chuông, có khắc hình mặt trời cách điệu và có những cụm mây tỏa ra xung quanh, có nhiều tầng, độ dài ngắn, đậm nhạt khác nhau.
Phần kế tiếp phía dưới các núm tròn là dải các biểu tượng tượng trưng cho 8 quẻ trong bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài được đúc nổi trên thân chuông. Mỗi biểu tượng rộng 9 cm, dài 12 cm; khoảng cách ở giữa 2 biểu tượng là 32 cm.
Phía dưới các dải biểu tượng là hình chạm nổi trong bộ bát bửu, chạy quanh sát vành miệng chuông.
Phần dưới cùng của thân chuông là một đường viền nhỏ, thanh với một dải hoa văn chấm tròn quanh vành chuông. Từ đường dải hoa văn này trở xuống là phần loe ra của miệng chuông, rộng 12 cm, được chạm nổi văn thủy ba với 4 lớp sóng lớn, 3 lớp sóng nhỏ.
Cơ sở Phong Vân chúng tôi chuyên nhận đúc chuông chùa, đại hồng chung theo yêu cầu. Quý khách có nhu cầu đặt hàng hay thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0913 809 628.