Chuông đồng đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự

Mẫu chuông đồng cho  đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự tại An Giang,

Quý thầy có nhu cầu đặt đúc chuông đồng xin liên hệ Cơ sở Phong Vân

Phong Vân nhận bao tiếng âm thanh, bao mẫu mã, bao vận chuyển tại Chùa.

Bảo hành chuông 2 năm

Nhận thiết kế, khắc hoa văn họa tiết chuông theo yêu cầu.

HÌnh ảnh Chuông đại hồng chung :

Chuông đồng đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự

chuông đồng     

         chuông đồng chuông đồng

TÌM HIỂU VỀ ĐẠO HÒA HẢO:

Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.[1] tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Mục lục [ẩn] 
1Lịch sử1.1Ra đời
1.2Thời kỳ 1941 – 1944
1.3Thời kỳ 1945 – 1955
1.4Thời kỳ 1956-1975
1.5Thời kỳ 1976-1998
1.6Thời kỳ 1999-hiện nay1.6.12015
2Giáo lý Hòa Hảo
3Nghi lễ và tổ chức3.1Thờ phượng
3.2Hành lễ
4Các ngày lễ tết
5Ảnh
6Chú thích
7Tham khảo
8Xem thêm
9Liên kết ngoài

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]
Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, tự nhận mình là bậc “sinh như tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và PhậtThích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để “Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng Năm năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo chủ.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộlúc bấy giờ.
Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]
Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo. Đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái Hòa Hảo là ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, theo Việt Minh, một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ cai quản, quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 9/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với lý do “đi rước Đức Thầy”, thực chất là dự định cướp chính quyền. Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3]

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

Hai bên cam kết không chống lại nhau.
Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.
Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[5]. Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái bỏ không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3]

Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng chống Việt Minh đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của kháng chiến.[3]

Những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động cướp phá ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa đều cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ.[6][7][8]

Sau khi Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích, Pháp lợi dụng những người chống chính quyền của Việt Minh trong đạo Hòa Hảo, hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ[3]. Pháp mua chuộc những người đứng đầu Hòa Hảo có tư tưởng chống Việt Minh, lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang Hòa Hảo khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ, gây ra nhiều tội ác với dân chúng.[3] Được Pháp trợ giúp, những người chống Việt Minh lập ra 4 nhóm nhằm mục đích để chống lại Việt Minh. Các nhóm này gồm:

Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]
Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo lừa dối tín đồ nói: “Súng Việt Minh bắn không nổ!”, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Những người chống Việt Minh đã lợi dụng danh nghĩa đạo Hòa Hảo, tổ chức nhiều lực lượng vũ trang hợp tác với Pháp, áp bức khủng bố dân chúng, gây ra nhiều tội ác.[3]

Dù vậy, đa số tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, không đàn áp dân chúng và tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[9]

Thời kỳ 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[10]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]
Thời kỳ 1999-hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng đài Huỳnh Phú Sổ tại một địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân[cần dẫn nguồn].

2015[sửa | sửa mã nguồn]
Mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thì đồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn không cho tới làm lễ tại chùa Quang Minh Tự [11],[12].

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]
 
Sấm giảng đạo Phật giáo Hòa Hảo.
Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Giáo Lý: Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người Khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đọn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyên này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tông chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Đúc Huỳnh Giáo chủ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ PGHH thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:” Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

“Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng”. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngài dạy:” Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.”.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]
Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị ám sát[11]
Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung Ngươn
Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thầy Tây An
Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ Ngươn
Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng

Từ khóa:  

Bình luận

Giá: Liên Hệ

Gọi đặt mua: . (7:00 - 21:00)

Thông tin đặt hàng

Thumbnail

Chuông đồng đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự

Đặt hàng

Đặt hàng trực tuyến qua là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn ở tỉnh thành khác, hoặc không tiện đến với cửa hàng chúng tôi hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho công việc khác

Đặt hàng thành công!

Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi đi thành công, trong giờ mở cửa, chúng tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cám ơn bạn!

Đặt hàng thất bại!

Xin lỗi! Có vấn đề trong việc đặt hàng của bạn. Bạn vui lòng thử lại sau ít phút hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline ở cuối trang web.