Nguồn gốc và ý nghĩa của mõ gỗ trong Phật giáo
Giá: Liên Hệ
Nguồn gốc và ý nghĩa của mõ gỗ trong Phật giáo
Nguồn gốc và ý nghĩa của mõ gỗ trong Phật giáo
Trong sách Tam “Tài Đồ Hội” của Vương Tích đời Minh có ghi: Mõ là loại dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, khi gõ sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật Tử khi tán tụng đều dùng đến mõ gỗ.
Theo sách “Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký” (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 có đoạn: Chùa Thanh Thái có thờ tượng Phó Đại Sỹ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu đà nơi cao sơn, chỉ cần gõ mõ, chư vị sau khi nghe thấy tiếng mõ ấy liền đến. Sau này, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng.
Sách “Thích Thị Yếu Lãm” ghi rằng: Chuông, khánh, bản đá, bản, mõ gỗ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là Kiền Chuỳ.
Sách “Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy”, chương Pháp Khí cũng có ghi lại khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng Tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ (loại mõ điếu – hình dài) dài được dùng để tập họp Tăng chúng.
Lại có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không chắc chắn, vì không có sử liệu rõ ràng.
Cơ sở đúc chuông và nội thất chùa Phong Vân chúng tôi có bán các loại mõ gỗ, chuông chùa, nội thất chùa. Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm Quý khách vui lòng truy cập vào website: https://chuongchua.com/ hoặc liên lạc tới hotline: 0166 815 1123 để được hỗ trợ tư vấn.