Những kỹ thuật đúc chuông đồng có thể bạn chưa biết
Giá: Liên Hệ
Những kỹ thuật đúc chuông đồng có thể bạn chưa biết
Những kỹ thuật đúc chuông đồng có thể bạn chưa biết
Quả chuông đồng nhìn rất đẹp và thu hút người xem, nhưng không phải ai cũng có thể biết về những kỹ thuật đúc chuông đồng được. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một vài thông tin về kỹ thuật đúc chuông đồng:
Để đúc được chuông đồng trước tiên phải tạo mẫu, dựa vào mẫu để làm được khuôn, rồi nấu đồng nóng chảy, sau đó rót vào khuôn, sản phẩm đúc khi nguội phải tiến hành công đoạn sửa nguội đánh bóng hoàn thiện.
-
Tạo mẫu
Những nghệ nhân tạo mẫu có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm có con mắt thẩm mỹ và khiếu hội họa thường là kinh nghiệm gia truyền. Không phải ai muốn tạo một vật mẫu là được, vật mẫu phải đạt được yếu tố mỹ thuật, kỹ thuật và ý đồ của người muốn đúc được cái gì.Vật mẫu được xem như là một tác phẩm hoàn chỉnh chỉ khi vật mẫu chuẩn thì sản phẩm khi được đúc từ đồng mới chuẩn được.
Thường vật mẫu được sử dụng trong quá trình đúc đồng là sáp, nến hay những vật liệu dễ nóng chảy khác, trước hết phải làm cốt mẫu, sau đó người thợ đúc đồng sẽ dùng sáp ong hay nến đắp nên cốt ấy. Cốt có thể bằng đất hay thạch cao. Kích cỡ vật cần đúc và mẫu sáp giống hệt nhau đến từng chi tiết nhỏ nhất.
-
Làm khuôn
Khuôn có vị trí rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong đúc chuông đồng. Làm khuôn là một công việc khó và phức tạp, đòi hỏi thợ làm khuôn đúc phải có tay nghề cao, điêu luyện trong nghề và có khiếu mỹ thuật cẩn thận, tỉ mỉ mới làm được khuôn đúc.
Về chất liệu: Khuôn đúc đồng thủ công truyền thống có hai loại bằng đá và bằng đất. Khuôn bằng đá có từ thời văn hóa Đồng đậu đến Đông Sơn cách đây khoảng từ 3000 đến 4000 năm. Kết quả của một số cuộc khảo cổ đã khẳng định người Việt tiền Đông Sơn đã dùng đá xanh làm khuôn đúc đồng thau. Một số mẫu khuôn đã được tìm thấy ở trung tâm đồ đồng thời kỳ dựng nước.
Khuôn đất: xuất hiện rất sớm, chậm nhất là vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Điều này chỉ được các nhà khảo cổ đoán vì chỉ dựa trên những dấu vết bám trên vật dụng thời ấy, khuôn đất không bảo quản được lâu. Khuôn đất được dùng phổ biến hơn trong quá trình lịch sử đúc đồ đồng mấy nghìn năm của nước ta đến tận ngày nay ở những làng nghề đúc chuông đồng truyền thống vẫn.
Khuôn đúc được tính toán rất chính xác nhằm đạt được hiệu quả về tính kĩ thuật, mỹ thuật cao nhất đối với từng loại sản phẩm đúc đồng thủ công. Toàn bộ khuôn đã khô thì người thợ nung khuôn, khuôn liền khi đúc vật phẩm xong thì phải đập bỏ mới lấy được ra ngoài. Sau đó là bước vào công đoạn đánh bóng và hoàn thiện sản phẩm.
Kỹ thuật đúc chuông đồng khá phức tạp, đòi hỏi những người thợ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao và tính thẩm mỹ để có được một sản phẩm đẹp, chất lượng.