Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông trong Phật Giáo

Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông trong Phật Giáo

Chuông, Trống, Mõ, Khánh, Bản là 5 loại pháp khí của Nhà Phật. Vậy tại sao trong Phật Giáo lại sử dụng 5 loại pháp khí này và ý nghĩa của chúng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông trong Phật Giáo?

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều không xác định được thời kỳ, quá trình đưa và sử dụng chuông ở trong các tự viện, chùa chiền Trung Hoa. Tuy nhiên, theo như sử liệu ghi lại, thì chuông chùa có thể đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL) ở Trung Hoa. Tài liệu về lịch sử của chuông và trống Bát Nhã quả thật là rất hiếm. Tuy vậy, có thể dựa vào một ít tài liệu sau để tạm truy nguyên nguồn gốc:

– Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có ghi vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Vào năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ.

– Tục Cao Tăng truyện ghi lại vào năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng chịu trách nhiệm lo việc chuông tại chùa Thiền Định, kinh đô Trường An. Từ đó trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

– Truyền thuyết lại cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục gọi là chốn U Minh.

– Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có ghi lại chuông được hậu chúa cho đúc để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao hoàng đế. (Tích trong truyện Bách Trượng Thanh Quy, trang 68 và 87).

– Trong Ðường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Ðường), có tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại.

Về việc thỉnh (đánh) chuông, xưa ở Trung Hoa tuỳ từng mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng, kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc đánh 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi 36 tiếng hoặc 108 tiếng. Đánh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. 18 tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.

Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này mà được giải thoát. Và tiếng chuông thanh thoát của chùa cũng có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ma quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên… thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tuỳ theo quy định của mỗi chùa.

Trên đây là thông tin xoay quanh nguồn gốc và ý nghĩa của chuông trong Phật Giáo. Doanh nghiệp đúc chuông đồng và nội thất chùa Phong Vân nhận đúc và bán các loại chuông đồng, đại hồng chung. Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm Quý khách vui lòng truy cập vào website: https://chuongchua.com hoặc liên lạc tới hotline: 0913 809 628 để được hỗ trợ tư vấn.

MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng

Từ khóa:  

Bình luận

Giá: 45.000.000

Gọi đặt mua: 0913809628 (7:00 - 21:00)

Thông tin đặt hàng

Thumbnail

Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông trong Phật Giáo

Đặt hàng

Đặt hàng trực tuyến qua là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn ở tỉnh thành khác, hoặc không tiện đến với cửa hàng chúng tôi hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho công việc khác

Đặt hàng thành công!

Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi đi thành công, trong giờ mở cửa, chúng tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cám ơn bạn!

Đặt hàng thất bại!

Xin lỗi! Có vấn đề trong việc đặt hàng của bạn. Bạn vui lòng thử lại sau ít phút hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline ở cuối trang web.