Số phận “long đong” của đai hồng chung cổ thời Tây Sơn

Thôn Phượng Vũ (Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Nội) được biết đến là một ngôi làng có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Trong một lần về thăm làng, chúng tôi đã được nghe người dân kể về câu chuyện của quả chuông cổ – một hiện vật còn sót lại của thời Tây Sơn.

Đại hồng chung cổ – hiện vật quý bị lãng quên

Chùa cổ An Thánh (còn được gọi là chùa Phượng Vũ hay chùa Dực), nằm ngay đầu xóm Cái, thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, được xây dựng vào khoảng TK 17. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như đôi chó đá và đôi tượng hộ pháp bằng đá xanh, được chạm khắc rất tỉ mỉ, có tính nghệ thuật cao. Nhưng hiện vật đặc biệt nhất phải kể đến là chuông chùa cổ được treo trên gác chuông của cổng tam quan nhà chùa.

Nhìn bề ngoài thì quả chuông tương đối nhỏ, không khác mấy so với những quả chuông bình thường. Nhưng nhìn vào những họa tiết trên quả chuông cũng như những tài liệu còn giữ được, có thể khẳng định quả chuông này có từ thời Tây Sơn, một thời đại rất đặc biệt trong lịch sử dân tộc.

Số phận “long đong” của đai hồng chung cổ thời Tây Sơn

Đại hồng chung cổ thời Tây Sơn

Chiều dài của cả quả chuông, tính cả quai cao 1.25m, trong đó riêng phần thân cao 90cm, miệng chuông hơi loe ra với đường kính gần 70cm và có trọng lượng là 340kg. Thân chuông chia thành bốn khoang trên và bốn khoang dưới được phân bố cân xứng đều với nhau. Trong đó, một nửa diện tích chuông được khắc chữ Hán – Nôm ghi lại sự tích đúc chuông và tên những gia đình công đức. Trên góc của mỗi khoang đều có trang trí hoa lá cách điệu. Phần dưới vành chuông gần với miệng được trang trí bởi 34 hình lá cân xứng nhau.

Quai của quả chuông này được đúc nổi thành 4 đầu rồng quay về bốn hướng cân xứng. Phần đuôi của 4 con rồng chụm lại thành một cái núm ở phía trên. Mỗi con rồng có 4 chân, 2 chân trước bám vào phần đỉnh thân chuông trông rất dũng mãnh. 2 chân sau quặp vào thân phía gần đuôi rồng. Chiều cao chân trước của mỗi con rồng là 5cm, mỗi chân có bốn móng (có lẽ dùng để phân biệt với rồng năm móng, biểu tượng cho quyền uy của nhà vua). Trong 4 đầu rồng thì có 2 con ngậm ngọc, 2 con nhả ngọc được đặt so le nhau trông rất đặc sắc. Hơn nữa, các chi tiết được chạm khắc trên quai chuông rất tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện sự kỳ công của người thợ dân gian.

Số phận “long đong” của quả chuông cổ

Theo lời kể lại của thầy Thích Đàm Dương cũng như những tư liệu được khắc trên đại hồng chung cổ thì số phận của nó rất đặc biệt. Trước kia, thôn Phượng Vũ còn có tên là “làng hai chùa” bởi ở đây có tới 2 ngôi chùa. Chùa lớn có tên là Long Hưng và chùa nhỏ là chùa An Thánh (người ta còn gọi là chùa ngoài và chùa trong). Theo người dân ở đây thì chùa Long Hưng là một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh thiêng, là một trong những chùa lớn nhất Hà Tây xưa. Quả chuông cổ này vốn là quả chuông của chùa Long Hưng.

Văn bia khắc trên quả chuông cho biết, trước đây chùa Long Hưng cũng từng có một quả chuông rất to. Nhưng vào thời Tây Sơn, chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên, chùa chiền bị tàn phá, quả chuông bị vứt xuống sông và bị hư hỏng nghiêm trọng, không còn âm vang như xưa nữa (cũng theo văn bia này, một phần là do nhà Tây Sơn lo sợ bị trả thù nên không cho đánh chuông nữa). Theo sử sách ghi lại, thời đó đồ kim khí thường bị thu giữ để đúc binh khí nên nhiều khả năng người xưa phải giấu chuông đi.

Do lâu ngày không được nghe tiếng chuông ngân, người dân thấy nhớ nên muốn tu chỉnh, làm lại một quả chuông khác tại chùa này. Đó chính là quả chuông được đề cập đến trong bài viết này.

Tuy nhiên, số phận quả chuông vẫn chưa hết “long đong”. Năm 1952, khi kháng chiến nổ ra, chùa Long Hưng bị thực dân Pháp chiếm đóng. Chùa Long Hưng bị chúng tàn phá, sợ quả chuông quý có thể bị giặc thu giữ để nấu chảy làm đạn dược, người dân đã bí mật đem giấu vào chùa trong (tức chùa An Thánh ngày nay). Sở dĩ không bị phát hiện là do chùa An Thánh xưa rất nhỏ, chỉ như một cái miếu con nên giặc đã không nghi ngờ gì. Hơn nữa, quả chuông được cất giấu kỹ nên vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Sau khi hòa bình lập lại, người dân mới dám treo lên. Trước đây, quả chuông được treo sau Tam bảo để các sư thỉnh kinh hàng ngày. Tuy nhiên, khi cổng tam quan được xây dựng thì thầy trụ trì mới đem chuông treo ở vị trí như bây giờ.

Số phận “long đong” của đai hồng chung cổ thời Tây Sơn

Nơi treo quả chuông cổ – Cổng Tam quan chùa An Thánh

Tiếp nối truyền thống đúc đồng của cha ông, Cơ sở đúc chuông đồng Phong Vân chúng tôi tự hào là đơn vị đúc chuông đồng, trống đồng lớn nhất trên cả nước. Quý khách có nhu cầu đặt hàng xin hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0913 809 628 hoặc 086 269 3 239.

MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng

Từ khóa:  

Bình luận

Thông tin đặt hàng

Thumbnail

Số phận “long đong” của đai hồng chung cổ thời Tây Sơn

Đặt hàng

Đặt hàng trực tuyến qua là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn ở tỉnh thành khác, hoặc không tiện đến với cửa hàng chúng tôi hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho công việc khác

Đặt hàng thành công!

Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi đi thành công, trong giờ mở cửa, chúng tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cám ơn bạn!

Đặt hàng thất bại!

Xin lỗi! Có vấn đề trong việc đặt hàng của bạn. Bạn vui lòng thử lại sau ít phút hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline ở cuối trang web.