Chuông trống bát nhã chùa Hoằng Pháp – Hóc môn
Giá: Liên Hệ
Chuông trống bát nhã chùa Hoằng Pháp – Hóc môn
Chuông trống bát nhã chùa Hoằng Pháp – Hóc môn là
bộ pháp khí đẹp tượng trưng cho ngôi chùa nhiều năm tuổi này.
Chuông trống được đúc tỉ mỉ , âm thanh hay.
Dưới đây là bộ Chuông trống bát nhã chùa Hoằng Pháp – Hóc môn :
Trống bát nhã chùa Hoằng Pháp
Chuông đồng được đúc bằng đồng đỏ,
trống được làm nguyên cây gỗ đục rỗng bên trong,
giá treo chuông trống được làm bằng gỗ căm xe bền chắc.
Quý khách có thời gian nên đến ngôi chùa để thắp hương cầu khẩn và
vãng sanh tại nơi đây cũng rất thiền tịnh và đẹp .
Mỗi khi đến chùa, chúng ta thường thấy những pháp khí như:
-
BẢNG: làm bằng miếng gỗ lớn, thường dùng để báo giờ quá đường, thọ trai, tọa thiền, chỉ tịnh.
-
KHÁNH: còn được gọi là Kiềng chùy, đúc bằng đồng, dẹp,
-
hình giống đầu lá phướn, lúc thỉnh tiếng không ngân như tiếng chuông,
-
dùng để báo giờ hành lễ, công phu khuya.
-
Vị sư phụ trách về thời khóa, giờ giấc trong chùa (Tri chung) thường dùng khánh để điều khiển tăng chúng.
-
MÕ: dùng để điều khiển đại chúng tụng kinh cho nhịp nhàng và có chánh niệm trong các khóa lễ.
-
TRỐNG LỚN: còn được gọi là Cổ lôi âm hay Đại cổ (có địa phương còn gọi là trống sấm), được đặt cố định trên giá gỗ lớn và để ở lầu trống, chỉ dùng để thỉnh chuông trống Bát Nhã.
-
TRỐNG CÔNG PHU: (bằng cỡ 1/4 Cổ lôi âm) cũng được đặt trên giá gỗ và để trong chánh điện. Trống nầy chỉ sử dụng trong các thời công phu chúc tán mà thôi.
-
TRỐNG NHỎ: (còn gọi là Tiểu cổ hay Trống chiến), một nhạc cụ quan trọng trong lễ nhạc Phật giáo, thường được di chuyển, đem đi cúng trong các buổi trai đàn chẩn tế.
-
CHUÔNG LỚN: Đại hồng chung, gọi tắt Đại chung, hay Hồng chung (như trong bài kệ Hồng chung sơ khấu, thinh chấn càn khôn, thượng thông thiên đình, hạ triệt địa phủ…), cũng gọi là Bá bát chung, Phạn chung, Hoa chung, Cự chung hay Thần hôn đại chung.
-
BẢO CHÚNG: (bằng cỡ 1/4 và hình thức cũng giống như Đại hồng chung), được treo trên giá gỗ, dùng để báo giờ chấp tác, thức chúng, chỉ tịnh, công phu.
-
CHUÔNG GIA TRÌ: hay chuông công phu, đặt trước bàn Phật đối diện với mõ, chuông bên phải, mõ bên trái (nếu đứng từ ngoài nhìn vào). Nếu có hai bộ chuông mõ thì Đại gia trì được để bên trong, sát bàn Phật dành riêng cho chư Tăng sử dụng, còn Tiểu gia trì thì đặt bên ngoài cho khách thập phương sử dụng.
Còn tại Chùa Hoằng Pháp ta thấy bộ chuông trống bát nhã đặt ngay chính điện thờ bên góc trái và phải, đặt trên kệ gỗ rất vững chắc và đẹp.
Chuông trống bát nhã chùa Hoằng Pháp – Hóc môn
Điện chính của chùa Hoằng Pháp
Hai vợ chồng anh chị Trung Hằng tại Thủ Đức đi chùa cầu bình an
Ý NGHĨA CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ
Lệ thường vào những ngày rằm, mùng một, các ngày vía Phật hay
có lễ lớn tại chùa, chúng ta thường được nghe những hồi âm thanh chuông trống Bát- nhã vang dội, rung chuyển, giục giã như hối thúc chúng ta lên đường, tạo cho người nghe có cảm giác trong một niệm trí tuệ được phần nào giải thoát.
Trong các cuộc lễ, chuông trống Bát-nhã được thỉnh lên 2 lần, mỗi lần 3 hồi tiếp theo 4 tiếng.
- Lần thứ nhất, trước khi cử hành buổi lễ, để:
– Cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát, chư Hộ Pháp thượng bảo điện chứng minh cho buổi lễ, chứng tri công việc Phật sự đã thành tựu viên mãn.
– Cung thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni quang lâm Phật điện hay vào lễ đài (vào những buổi lễ lược quan trọng, khi có đông đảo đại chúng tham dự).
Lần thứ hai, khi cuộc lễ vừa chấm dứt, để cung tiễn chư Phật, chư vị Bồ Tát, Hộ Pháp, chư Tăng trở về trụ xứ cũ.
PHONG VÂN – UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU