Âm thanh quen thuộc của tiếng trống chùa nơi mảnh đất quê xưa
Giá: Liên Hệ
Âm thanh quen thuộc của tiếng trống chùa nơi mảnh đất quê xưa
Chiều về bồng bềnh trồi lững thững trên dòng sông Ô Môn quê tôi…Với âm thanh của tiếng trống chùa nghe xa xa. Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu.
Âm thanh quen thuộc đã in sâu vào ký ức tuổi thơ tôi là tiếng trống chùa tùng tùng vang lên điểm lúc sang canh giữa đêm khuya thanh tĩnh, thỉnh thoảng hòa với tiếng chuông nhà thờ ngân nga ở xa xa. Thời trước, dân quê tôi không nhà nào có cái đồng hồ để biết thời gian. Tiếng trống chùa chính là chiếc đồng hồ báo thức của cả một xóm để thức dậy nấu cơm khuya đi làm ruộng. Bọn trẻ chúng tôi, thì lấy đó làm mốc thời gian để dậy học bài. Má tôi bảo là, học trò phải thức dậy từ sớm học bài khi bụng còn cảm giác đói, học như ăn cơm, nuốt chữ mới nhanh mà mau thuộc, nhớ dai.
Kinh nghiệm học bài đối với những người không biết chữ như má tôi vậy mà rấthiệu nghiệm. Anh em tôi ai học cũng đạt thành tích cao. Tiếc vì nhà nghèo, đông anh em mà các chị tôi đều phải thôi học nửa chừng để các em trai được học hành đàng hoàng, ra trường huyện, lên trường tỉnh, rồi đi Sài Gòn để học, để sau này có những năm tháng du học xứ người để tương lai được sáng sủa hơn. Song, tôi vẫn không quên những buổi học bài sớm nhờ tiếng trống chùa điểm canh khuya.
Dù cho vật đổi sao dời, nhưng cái âm thanh nhà quê từ mái chùa xưa vẫn cứ theo đuổi tôi suốt quãng đường dài.
Trong các nghi lễ lớn nhỏ tại chùa, cách đánh trống chùa cũng mang nhiều hàm ý sâu xa:
– Mở đầu, đánh trống nhập 2 tiếng: biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại).
– Hồi trống thứ 2 cất lên: 3 tiếng (mỗi lần 1 tiếng): tiếng tróng này tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc “THAM-SÂN-SI”
– Hồi trống thứ 3 vang lên: 7 tiếng (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toạ.
– Hồi trống thứ 4 bắt đầu đánh lên: đánh khoảng 7-8 tiếng trống tượng trưng cho câu “MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA” hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
– Hồi cuối đánh dứt 4 tiếng trống một cách dõng dạc : tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.
Hiện nay, ở một số vùng miền trong nước ta, khi có nghi lễ thường sử dụng các loại trống có kích thước nhỏ làm dụng cụ cho giới chư Tăng Ni tán tụng. Trên thực tế, tiếng trống chùa không chỉ có ý nghĩa trong đời sống Phật pháp mà còn có ý nghĩa đối với những ai có tâm tính hướng đến sự nhiệm màu của Phật pháp.