CHUÔNG CHÙA HUẾ
Giá: Liên Hệ
CHUÔNG CHÙA HUẾ
CHUÔNG CHÙA HUẾ
Ai đã từng đến với chuông chùa huế mộng mơ thì không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh sắc
nơi đây với nhiều công trình cổ đẹp, cảnh sắc nên thơ,
con người thân thiện chan hoà mà còn được nghe giai thoại lịch sử về chiếc chuông chùa Thiên Mụ
“Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi, phía dưới có sông Hương chảy qua.
Đã hàng trăm năm nay, cứ vào giờ Dần là tiếng chuông chùa Thiên Mụ
lại ngân vang cùng sóng nước sông Hương, lan xa khắp nơi như một minh chứng cho sự trường tồn của Phật giáo.
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Ngôi chùa nằm bên bờ sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Đến năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc quả Đại Hồng Chung để cúng cho ngôi Quốc tự. Từ đó đến nay, hơn 300 năm đã trôi qua, Đại Hồng Chung vẫn giữ được vẻ uy nghi, to đẹp trường tồn cùng ngôi chùa Thiên Mụ vượt qua mọi biến cố thời cuộc.
Hơn 300 năm đã trôi qua, Đại Hồng Chung vẫn giữ được dáng vẻ uy nghi và to đẹp vốn có
Đại Hồng Chung cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m được đặt trong khuôn viên chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc ghi rõ Đại Hồng Chung có trọng lượng 3.285 cân và có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc gia thái bình, nhân dân an lạc, tất cả chúng dân đều được thành Phật”.
Hoa văn, họa tiết được trang trí trên Đại Hồng Chung rất phong phú, tinh xảo với trình độ mỹ thuật cao. Những nhóm chấm trình bày mĩ thuật, cành lá uốn tiếp theo những đợt sóng lượn. Các mô-típ long phụng rất linh động xem kẽ nhau. Trên thân chuông còn khắc tám chữ Thọ được viết theo các lối khác nhau và nhiều chữ Hán cổ.
Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân vang cùng sóng nước sông Hương
Có thể nói, Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ là một bảo vật lớn nhất kinh thành Huế thời ấy. Nếu người Thăng Long xưa vẫn tự hào về tiếng chuông Trấn Vũ, thì người Huế lại mang trong mình niềm tự hào riêng về tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Bởi vậy trong dân gian có lưu truyền nhiều dị bản khác nhau về tiếng chuông chùa gắn với hình ảnh “gió đưa cành trúc la đà” như: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương; cũng có nơi đọc là: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương.
Quý khách đến Huế không thể không nhớ ghé thăm cơ sở đúc chuông Phong Vân để đặt những chiếc chuông đồng về cho ngôi chùa của mình với âm thanh, kĩ thuật và kiểu dáng giống nhau chuông chùa Thiên Mụ.
DOANH NGHIỆP ĐÚC CHUÔNG ĐỒNG & NỘI THẤT CHÙA PHONG VÂN
Cơ sở sản xuất: Làng Đúc đồng Huế – TP Thừa Thiên Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế